8 điều các bạn sinh viên cần làm ngay khi đi học trở lại

Dù bạn đang là một sinh viên năm nhất, hay đang là sinh viên năm cuối, những điều sau đây các bạn nên làm ngay khi đi học trở lại, sau đợt dịch bệnh này nhé.

Tính đến thời điểm này, dịch Covid-19 đã khiến tất cả các bạn học sinh, sinh viên phải hoãn việc quay lại trường từ sau tết đến nay. Dù học online được triển khai một cách hiệu quả, nhưng có rất nhiều thứ mà nền tảng online không thể mang lại cho các bạn sinh viên.


1. Đặt chuông báo thức trở lại.

Đây là một việc tưởng chừng đơn giản, nhưng thường sau một khoảng thời gian không thực hiện thì sẽ quên đấy, thậm chí khi quen với việc ở nhà thì các bạn sẽ thường thức khuya, dậy trễ, và chính những điều này sẽ làm đồng hồ sinh học thay đổi mà không thể dậy sớm được đâu. Vậy trước tiên hãy đặt lại chuông báo thức,
Và nếu bạn từng "tắt chuông lúc nào không hay" thì hãy đặt chiếc điện thoại xa tầm tay khi ngủ nhé, nếu không bạn có thể bị trễ học ngay ngày đầu tiên đấy.

2. Soạn sẵn quần áo, sách vở, vật dụng.

Một 'kì nghỉ bất đắc dĩ' kéo dài quá lâu ắt hẳn sẽ khiến bạn có khả năng cất giấu tất cả những gì liên quan đến trường lớp vào rất nhiều nơi, và rồi trải qua khoảng thời gian dài như thế, bạn chẳng thể nào nhớ được hết vị trí để có thể trang bị full set đồ đi học trở lại đâu.

Bạn có thể nhớ chiếc quần dài ở trong tủ, có thể nhớ quyển giáo trình triết học Mác-Lênin trên kệ sách, đôi giày đi học để sau cánh cửa, .v.v... Nhưng để bạn gom đủ hết trong buổi sáng đầu tiên đi học trở lại là không thể.

Vậy nên, ngay từ tối hôm trước, hãy chuẩn bị đầy đủ rồi gom vào một chỗ, sáng ngủ dậy chỉ việc mặc, mang lên người mà đi học thôi.

3. Đổ xăng đầy bình nhé.

Cũng nhân vụ đổ xăng, mình hay thấy có một số bạn vào cây xăng đổ 30 ngàn, 20 ngàn, thậm chí có lần mình thấy có bạn đổ 10 ngàn nữa. Quan điểm của mình: Hãy luôn đổ đầy bình mỗi khi vào cây xăng. Mình biết các bạn sinh viên thì chưa làm ra tiền, nhưng quan điểm của mình trước sau gì thì chạy xe cũng phải đổ xăng, chứ đổ 10 ngàn, 20 ngàn rồi có chạy lâu hết hơn những người đổ đầy bình đâu.

Quan trọng, việc đổ đầy bình tuy không giúp bạn tiết kiệm được đồng nào,
Nhưng nó giúp bạn tiết kiệm thời gian ghé cây xăng mỗi lần đổ, chưa nói việc đổ đầy bình xăng thì xác suất bạn bị hết xăng dọc đường rất thấp, thậm chí là không bao giờ có chuyện đó.

Vậy nên, nếu không muốn đẩy bộ chiếc xe đi tìm chỗ đổ xăng vào ngày đầu tiên đi học trở lại, thì hãy đổ đầy bình xăng đi nhé, để quần áo luôn khô ráo mồ hôi và thơm mát, trai gái đều yêu nha.

4. Nắm thông tin lịch học đầy đủ.

Tình hình vẫn chưa hoàn toàn hết dịch bệnh, Việt Nam mình đang khá ổn thế nhưng trên thế giới thì số ca nhiễm bệnh và tử vong vẫn còn cao. Nên giai đoạn mới bắt đầu cho đi học lại lịch sẽ có thể đan xen giữa học online và offline, cũng như có những sự điều chỉnh và thông báo rất nhanh chóng.

Vì vậy bạn hãy luôn giữ kết nối với các thông báo trên website của trường, nếu trường gửi mail thì đừng quên check mail để nắm các lịch học và lịch thi nhé. Bạn không muốn phải thi lại môn đâu, đúng không nào.

5. Giữ mối quan hệ với thầy cô.

Lợi ích đợt dịch vừa qua mang lại cho bạn là thay đổi cách học, mấy tháng qua chắc bạn đã từng video call hay chat với thầy cô đúng không?

Sự kết nối này giúp thầy cô có phần hiểu bạn hơn trước, bạn cũng được trao đổi với thầy cô nhiều hơn trước. Việc trao đổi trong học tập sẽ giúp bạn có gì khó là hỏi được ngay, ngoài ra thì những câu chuyện ngoài lề cũng giúp bạn gần gủi với thầy cô.

Vậy nên hãy luôn duy trì kết nối, để vẫn có được những lợi ích kết nối này nhé.

6. Chuẩn bị quay lại KTX, phòng trọ

Đợt dịch kéo dài, nên đa phần các bạn sinh viên xa quê sẽ tranh thủ thời gian này về với gia đình, vừa được 'ăn tết siêu dài' vừa được gần gủi Ba Mẹ, hơn nữa lại tiết kiệm được nhiều chi phí sinh hoạt.

Nhưng đã đến lúc bạn quay trở lại với ký túc xá, phòng trọ rồi.

Lời khuyên của mình, là hãy quay lại trước vài ngày nhé, đừng để sát ngày đi học mới vào phòng thì ôi thôi dọn dẹp cả ngày chưa sạch sẽ, tối ngủ thì không ngon giấc,
Như thế hôm sau bạn đi học sẽ không tỉnh táo, không sạch sẽ thơm tho đâu đấy nhé.

7. Tiền bạc, tài chính.

Nhắc đến trở lại phòng trọ/ ký túc xá, không thể không nhắc đến vấn đề tiền bạc đúng không nào. Một đợt dịch kéo dài khá lâu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế thế giới, nền kinh tế đất nước, và gia đình bạn cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng ấy đúng không?

Vậy nên những chi tiêu thời gian sắp tới bạn cần phải nghiêm túc tính toán một cách hợp lý nhất, để không tạo ra gánh nặng cho Ba Mẹ nhé, nhiều khoản lắm đấy.

Ngoài ra, trước đây bạn có thể làm thêm, nhưng giờ mới quay trở lại thì bạn chưa chắc xin được việc ngay, đợt giãn cách xã hội vừa qua rất nhiều hàng quán đóng cửa, nên giờ việc làm thêm cũng sẽ có chút khó khăn đó.

Nhưng đừng lo, một mẹo nhỏ cho các bạn là có thể tìm kiếm những công việc online, cũng khá nhiều việc đang tuyển cộng tác viên phù hợp với khả năng của bạn như nhập liệu, dịch thuật..v.v

Chỉ lưu ý bạn là có rất nhiều lừa đảo trên nền tảng online, bạn nên chú ý kẻo không kiếm được tiền lại còn mất tiền, hay tệ hơn là dính đến pháp luật đấy.

8. Tham gia, tham gia, và tham gia.

Cuối cùng, hãy nhanh chóng đăng ký tham gia các CLB, đội nhóm kỹ năng kiến thức khi trường tổ chức trở lại nhé. Càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt, hãy chọn lọc các CLB đội nhóm phù hợp sở thích, năng khiếu hay kiến thức bạn muốn học hỏi là được.

Kinh nghiệm của mình là thời sinh viên bạn càng năng động thì khi vào đời bạn càng nhiều cơ hội. Mình từng phỏng vấn hơn trăm bạn ứng viên, thì mình và hội đồng phỏng vấn đều có cái nhìn tích cực và sẽ hỏi sâu về những bạn có nhiều hoạt động, tham gia nhiều đội nhóm khi còn đi học. Thông qua việc tham gia này, bạn sẽ nhanh chóng 'tái hòa nhập cộng đồng', xây dựng những mối quan hệ rất đa dạng, từ đó bạn học được rất nhiều kiến thức, kỹ năng hay có thêm những người bạn cũng vui mà đúng không.

Nhưng đừng quên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên mỗi khi tiếp xúc quá gần những người bạn nhé, dịch bệnh chưa hoàn toàn hết đâu, nhớ đấy, kiềm chế nào.


Chúc các bạn trở lại trường thật vui!

 

Nguồn: Sưu tầm

 


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!