QUẢN TRỊ KINH DOANH - CÁC CHUYÊN NGÀNH PHỔ BIẾN

QUẢN TRỊ KINH DOANH - CÁC CHUYÊN NGÀNH PHỔ BIẾN

Quản trị Kinh doanh là một ngành học tương đối rộng, do đó số lượng chuyên ngành cũng được phân chia khá đa dạng, tùy thuộc vào định hướng giáo dục của mỗi trường Đại học. Bài viết sau sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các chuyên ngành trong Quản trị Kinh doanh phổ biến nhất mà các bạn học sinh và bậc phụ huynh có thể tham khảo để hiểu rõ và lựa chọn chuẩn.

1. Các chuyên ngành phổ biến của Quản trị Kinh doanh

Ngành Quản trị Kinh doanh chuyên đào tạo về cách điều hành và quản lý các hoạt động trong tổ chức doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh.

Ngành học bao quát nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau từ kinh doanh, nhân sự cho đến marketing, tài chính,… Việc phân chia chuyên ngành nhằm tăng tính chuyên sâu, giúp sinh viên có định hướng phát triển sự nghiệp rõ ràng.

1.1. Chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp

Chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp cung cấp các kiến thức về cách quản lý hoạt động kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp, tổ chức. Bên cạnh các kiến thức chuyên môn về hoạch định chiến lược và thực thi kế hoạch kinh doanh, sinh viên cũng cần nắm chắc các bộ môn quản trị mang tính hỗ trợ khác, bao gồm quản trị nhân lực, quản trị marketing, quản trị sản xuất…

Tân sinh viên các ngành tham gia ký cam kết giới thiệu việc làm

 

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể đảm nhận một số vị trí:

  • Nhân viên tại các phòng ban trong tổ chức doanh nghiệp (phòng kinh doanh, phòng hành chính – nhân sự, phòng marketing, phòng tài chính…)
  • Sau quá trình tích lũy kinh nghiệm có thể thăng tiến lên các vị trí điều hành quản lý như Giám đốc kinh doanh, Giám đốc điều hành

Mức lương trung bình: Khoảng 8 triệu – 30 triệu/tháng tuỳ thuộc vào vị trí và năng lực làm việc.

Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thuộc một trong các chuyên ngành trong quản trị kinh doanh được đông đảo sinh viên yêu thích lựa chọn

1.2. Chuyên ngành Quản trị Logistics

Quản trị Logistic cung cấp các kiến thức kỹ năng liên quan đến chuỗi cung ứng. Sinh viên hiểu biết chuyên sâu về cách điều phối các hoạt động vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa từ nguồn cung cấp đến điểm tiêu dùng.

Chuyên ngành này, gồm một số  môn học bắt buộc như Quản trị kho hàng và nguyên vật liệu, Vận tải hàng không trong Logistic, Quản trị chuỗi cung ứng…

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc như:

  • Nhân viên hải quan
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên thanh toán quốc tế
  • Nhân viên cảng
  • Nhân viên chứng từ
  • Nhân viên kinh doanh Logistic
  • Nhân viên hiện trường Logistic
  • Chuyên viên thu mua

Mức lương trung bình: Khoảng 6 triệu – 25 triệu/tháng tuỳ vào vị trí và năng lực làm việc của sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên nên trau dồi khả năng ngoại ngữ để tiến xa trong ngành nghề Quản trị Logistic

1.3. Chuyên ngành Quản trị Marketing

Chuyên ngành Quản trị Marketing là một lĩnh vực chuyên sâu trong Marketing, tập trung vào việc lên kế hoạch và thực hiện chiến lược tiếp thị để phát triển và gia tăng thị phần cho sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp.

Sinh viên sẽ theo đuổi ngành học này sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức về nghiên cứu thị trường, khách hàng, xây dựng, thực thi và đánh giá các chiến lược tiếp thị truyền thông, quan hệ công chúng và quản lý thương hiệu.

Sinh viên khối ngành Quản trị tham gia phỏng vấn ngay sau khi tốt nghiệp

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc như:

  • Nhân viên Marketing
  • Nhân viên Digital Marketing
  • Chuyên viên sáng tạo nội dung
  • Nhân viên truyền thông
  • Kỹ thuật viên quảng cáo
  • Chuyên viên quan hệ công chúng

Mức lương trung bình: Khoảng 17 triệu – 20 triệu/tháng cho nhân viên Quản trị thương hiệu từ 2 – 3 năm kinh nghiệm.

1.4. Chuyên ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành

Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành cung cấp các kiến thức kỹ năng về quá trình quản lý, điều hành các hoạt động du lịch. Sinh viên theo học chuyên ngành thực hiện các nhiệm vụ như:

  • Phân công công việc cho hướng dẫn viên du lịch
  • Thiết kế chương trình du lịch
  • Điều phối với các bộ phận, cơ quan chức năng để hoàn thành tốt kế hoạch

Bên cạnh các kiến thức về quản trị, sinh viên cũng được tiếp thu các kiến thức phong phú về lịch sử, văn hóa, địa lý.

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc như:

  • Hướng dẫn viên du lịch
  • Nhân viên thiết kế tour du lịch
  • Nhân viên làm việc tại Sở, Ban ngành về Du lịch

Mức lương trung bình: Mức lương khởi điểm khoảng 10 triệu – 15 triệu/tháng, mức lương có thể cao hơn với nhân viên đã có kinh nghiệm.

1.5. Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế

Chuyên ngành Kinh doanh Quốc tế đào tạo chuyên sâu về các hoạt động kinh doanh trong phạm vi toàn cầu. Sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức liên quan đến các chiến lược kinh doanh, thương mại quốc tế, chính sách kinh tế đối ngoại, thị trường các khu vực…

Chuyên ngành này hướng tới mục tiêu đào tạo lực lượng lao động có năng lực kỹ năng toàn diện trong quá trình hội nhập, đồng thời có khả năng phát sự nghiệp tại các tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài.

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc như:

  • Chuyên viên thanh toán quốc tế
  • Chuyên gia tư vấn đầu tư quốc tế
  • Chuyên gia xúc tiến thương mại
  • Nhân viên xuất nhập khẩu
  • Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không
  • Quản lý dự án đầu tư quốc tế
  • Chuyên viên quản trị chuỗi cung ứng

Mức lương trung bình: Mức lương khởi điểm từ 8 triệu – 12 triệu/tháng

1.6. Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn

Chuyên ngành Quản trị Nhà hàng Khách sạn lĩnh vực tập trung vào việc phát triển và vận hành các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ lưu trú và du lịch. Sinh viên chuyên ngành Quản trị khách sạn được đào tạo để tổ chức, quản lý các hoạt động trong khách sạn sao cho tối ưu và hiệu quả nhất.

Sinh viên ngành Quản trị Nhà hàng – Khách sạn tham gia thực hành

Các kiến thức trong chuyên ngành không chỉ giới hạn ở các nghiệp vụ như đón tiếp, lễ tân, buồng, dịch vụ ăn uống (F&B), mà còn bao quát các hoạt động về quản lý tài chính, phân tích thị trường, triển khai chiến lược marketing và duy trì mối quan hệ với khách hàng,…

Cơ hội nghề nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận một số vị trí công việc như:

  • Nhân viên lễ tân, phục vụ bàn, bar
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Chuyên viên đào tạo tại khách sạn, resort, nhà hàng
  • Giám sát bộ phận lễ tân, nhà hàng
  • Trưởng ca
  • Quản lý bộ phận ẩm thực, buồng phòng
  • Quản lý nhà hàng, khách sạn

Mức lương trung bình: Mức lương khởi điểm khoảng 5 triệu – 20 triệu/tháng


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!