10 điều sinh viên sắp đi thực tập phải biết

Đi thực tập cần chuẩn bị những gì?

10 điều sinh viên sắp đi thực tập phải biết

 

Kỳ thực tập là yêu cầu bắt buộc để các sinh viên tốt nghiệp và hơn thế, đó là cơ hội để bạn học hỏi, trau dồi những kinh nghiệm nghề nghiệp đầu tiên.

Tìm hiểu về kỳ thực tập

1. Thực tập là gì?

Thực tập là khoảng thời gian bạn thực hiện một công việc thực tế nào đó để áp dụng những kiến thức đã học trong trường đi vào thực tiễn.Thực tập được xem là một quá trình huấn luyện, đào tạo cho những người sắp bước chân vào một nghề nghiệp nào đó.

2. Ý nghĩa, vai trò của kỳ thực tập

Không phải ngẫu nhiên mà các trường yêu cầu sinh viên của mình phải tìm và đi thực tập tại  các công ty tuyển thực tập sinh. Việc thực tập có những vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong con đường sự nghiệp của mỗi người:

  • Kỳ thực tập là cơ hội để sinh viên áp dụng những kiến thức mang tính lý thuyết đã học và thực tiễn
  • Giúp sinh viên chuẩn bị trước những kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trước khi thực sự ra trường và đi làm
  • Giúp sinh viên bước đầu xây dựng và tạo lập các mối quan hệ trong công việc

3. Khi nào cần đi thực tập

Tùy vào quy định của từng trường mà sinh viên sẽ có thời gian đi thực tập tự do hoặc bắt buộc theo chỉ định của trường. Thông thường, sinh viên vào cuối năm 3 trở lên sẽ đi thực tập. Đây là thời điểm khá thích hợp vì bạn đã bước đầu có những kiến thức chuyên môn về nghề để ứng dụng thực tế.Tuy nhiên, nếu bạn được trường cho phép thực tập tự do thì bạn hoàn toàn có thể đi thực tập sớm hơn.

4. Thời gian thực tập

Thời gian thực tập thông thường từ 3-6 tháng có thể dài hơn tùy vào quy định của tổ chức bạn đến thực tập.

5. Tổ chức bạn đến thực tập

Việc lựa chọn tổ chức để thực tập phụ thuộc rất lớn vào ngành nghề mà bạn đang theo học. Bạn có thể lựa chọn công ty, doanh nghiệp tư nhân hoặc các cơ quan nhà nước… Việc chọn được tổ chức chính là điều đầu tiên khi tự hỏi đi thực tập cần chuẩn bị những gì.

6. Có những loại thực tập nào?

Có khá nhiều tiêu chí để phân loại thực tập. Dựa theo thời gian làm việc có:

  • Thực tập toàn thời gian
  • Thực tập bán thời gian

Dựa theo tính chất, mục đích thực tập có:

  • Thực tập nhận thức: là lần đầu tiên thực tập, thường dành cho sinh viên năm nhất trong khoảng 6-8 tuần
  • Thực tập tích lũy: Thực tập trong 320 giờ, tham gia và dự án/khóa đào tạo… dành cho mọi đối tượng sinh viên
  • Thực tập tốt nghiệp: Thực tập trong 15 tuần để đủ điều kiện tốt nghiệp
  • Thực tập tại nước ngoài: Sinh viên được hỗ trợ về thủ tục, tài chính của trường để đi thực tập tại các nước khác.

Đi thực tập cần chuẩn bị những gì: 10 điều cần lưu ý khi đi thực tập

1. Chuẩn bị giấy tờ khi đi thực tập

Rất nhiều sinh viên có chung thắc mắc đi thực tập cần giấy tờ gì. Dưới đây là danh sách những giấy tờ cần chuẩn bị khi đi thực tập:

  • Đơn xin thực tập: Là lá đơn giới thiệu bản thân, bày tỏ mục đích, mong muốn khi ứng tuyển. Mời bạn tham khảo: 4 lưu ý để có một đơn xin thực tập ấn tượng
  • Giấy giới thiệu của nhà trưởng: không bắt buộc, tùy vào quy định của từng tổ chức. Nếu bạn được nhà tường sắp xếp cho công việc thực tập thì bạn sẽ cần loại giấy tờ này.
  • CV thực tập
  • Bộ hồ sơ xin việc: tùy vào quy định của tổ chức. Bộ hồ sơ gồm: sơ yếu lý lịch tự thuật, giấy khám sức khỏe, chứng minh thư, giấy khai sinh bản sao, bảng điểm và các chứng chỉ liên quan. Các giấy tờ này đều cần được công chứng và có dấu xác thực của cơ quan có thẩm quyền. Nếu bạn chưa biết mua hồ sơ xin việc ở đâu thì hãy ra ngay các hiệu sách, quán photocopy, bạn sẽ tìm thấy những bộ hồ sơ này được bán với giá khoảng 10.000 đồng/bộ.

2. Tìm hiểu tổ chức bạn định đến thực tập

Thực tập là cơ hội vàng để bạn bắt đầu trải nghiệm nghề nghiệp cũng là những viên gạch đầu tiên xây dựng sự nghiệp. Vì thế, hãy lựa chọn và tìm hiểu đầy đủ thông tin về các công ty tuyển thực tập sinh để có lựa chọn đúng đắn. Sau khi chọn được công ty, hãy tìm hiểu tất cả những thông tin có thể biết về họ. Điều này không chỉ phục vụ cho buổi phỏng vấn mà còn giúp ích rất lớn về mặt công việc trong thời gian thực tập.

3. Điều chỉnh lại các trang mạng xã hội

Hiện nay, đính kèm theo CV của bạn là những thông tin liên lạc và mạng xã hội là kênh liên lạc phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay. Một số nhà tuyển dụng có thể đánh giá một ứng viên dựa trên những gì bạn đăng tải. Vì thế, hãy đảm bảo rằng các trang mạng xã hội của bạn thể hiện bạn là một người chín chắn, suy nghĩ kỹ trước khi phát ngôn bất cứ điều gì. Đây là một yếu tố trả lời câu hỏi sinh viên đi thực tập cần chuẩn bị những gì mà không phải ai cũng biết.

4. Liên hệ và tạo mối quan hệ tốt với người hướng dẫn

Người hướng dẫn sẽ là người đích thân “cầm tay chỉ việc” cho bạn họ cũng là người sẽ cho điểm, đánh giá bạn vào cuối kỳ thực tập. Do vậy, hãy chủ động liên hệ và tạo mối quan hệ tốt đẹp với người hướng dẫn của bạn. Bạn sẽ biết ai là người hướng dẫn mình trong thư mời làm việc hoặc khi phỏng vấn.

5. Hãy kiên nhẫn: Không có việc gì là nhỏ

Thực tập là một quá trình thử thách sự kiên nhẫn. Bạn vẫn còn là những “tân binh”, chưa có kinh nghiệm gì nên đừng vội vàng nếu bị giao cho những việc “vặt” như pha trà, rót nước… Những công việc tưởng chừng như vô ích này sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ năng mềm để hoạt động trong những mỗi trường làm việc sau này khi bạn mới ra trường.

6. Trang thiết bị cần thiết cho công việc

Đi thực tập cần chuẩn bị những gì? Hãy chuẩn bị những trang thiết bị cần thiết cho công việc như laptop, sổ tay, bút để ghi chép… Thông thường các công ty sẽ không hỗ trợ máy tính cho thực tập sinh nên hãy chủ động mang laptop cá nhân theo trong các buổi làm.

7. Chú ý cách ăn mặc, tác phong

Một lỗi rất nhiều sinh viên đi thực tập mắc phải là cách ăn mặc, tác phong. Bạn đang là sinh viên và học tập trong môi trường khá thoải mái nhưng khi đi làm bạn cần ăn mặc phù hợp với nghề nghiệp. Với những công việc có tính chất văn phòng, ăn mặc lịch sự, nhã nhặn, cách nói chuyện cần hòa nhã, chú ý hơn, hạn chế sử dụng những từ ngữ “lóng”, thiếu lịch sự.

8. Đừng kiêu ngạo: Quan trọng không phải bạn học trường nào mà là khả năng của bạn

Có một thực trạng là không ít sinh viên các trường top có thái độ tự tin thái quá vì ngôi trường của mình. Bạn có quyền tự hào về ngôi trường danh tiếng của mình nhưng từ phía nhà tuyển dụng, họ cần một người phù hợp với công việc chứ không phải một ứng viên học giỏi. Vì thế hãy khiêm tốn học hỏi thay vì tự mãn, kiêu ngạo.

9. Thái độ là quan trọng nhất khi đi thực tập

Thực tập sinh chưa có kinh nghiệm nên điều quan trọng nhất là thái độ tinh thần cầu tiến, ham học hỏi. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với thụ động, “gọi dạ bảo vâng”, bạn vẫn cần có quan điểm, ý kiến trong công việc nhưng hãy đưa ra dưới dạng đề xuất và lắng nghe phản hồi từ những người đi trước.

10. Đi thực tập có lương hay không?

Hãy xác định tinh thần đi thực tập bản chất là đi học hỏi. Khi đi học, bạn cần đóng học phí và công sức lao động của bạn trong kỳ thực tập chính là học phí bạn phải trả. Do vậy, ngay cả khi thực tập không có lương, bạn vẫn cần cố gắng hết sức trong công việc. Nếu công việc có lương hay mức lương chưa được như mong muốn, bạn vẫn nên có thái độ cảm ơn vì những gì tổ chức và người hướng dẫn đã trao cho bạn trong khoảng thời gian thực tập.

Đi thực tập cần chuẩn bị những gì là câu hỏi không của riêng ai. Hãy chuẩn bị thật kỹ những hàng trang cho mình để tránh bỡ ngỡ khi bước vào kỳ thực tập. Chúc bạn có một kỳ thực tập đáng nhớ, là bước đệm vững chắc để bạn tìm việc thành công sau này!


Chia sẻFacebook! Twitter! Zingme!